Bạn thường xuyên gặp khó khăn khi viết văn với các lỗi cơ bản như thiếu từ vựng, bí từ, dùng từ sai ngữ cảnh? Vậy thì bài viết này của Yên Văn sẽ giúp bạn khắc phục các vấn đề nêu trên. Trước tiên, bạn cần có những phương pháp khoa học. Và sau đây là 3 thói quen cần tránh để mở rộng vốn từ khi học Văn.
► Khi viết bài, bạn rất bí từ?
► Khi nhận điểm, bạn bị phê bình “từ vựng nghèo nàn”?
► Khi lên mạng, bạn lạc lối giữa tài liệu chia sẻ “từ vựng khủng”?
Thực tế thì bạn không mù từ vựng đến thế, nhất là từ vựng tiếng Việt – ngôn ngữ mà chúng ta được “tắm” hàng ngày. Nhưng vì sao bạn vẫn nghèo vốn từ vựng tiếng Việt (và tiếng nước ngoài)? Đó là do bạn thiếu phương pháp khoa học và hiệu quả mà thôi. Để bắt đầu thực hiện, bạn cần từ bỏ 3 thói quen này nhé!
1. Ngừng ghi chép bừa bãi để ghi nhớ từ vựng tiếng Việt
Yên Văn/tên/sách/truyện/văn => 5 từ này sẽ lưu lại bao lâu trong trí nhớ? Một ngày nào đó khi tìm thấy trong vở, bạn có hiểu ý nghĩa nó là gì?
Yên trong bình yên, Văn trong văn học và văn hoá. Trùng hợp thay, khi sống đúng như cái tên của mình, Yên Văn cũng yêu văn và rất nhẹ nhàng. Sở thích của nàng là đọc sách truyện. => Đoán xem bạn phải mất bao lâu mới quên tên cô ấy? Nếu bạn quan tâm môn Văn, thích đọc sách… thì chúc mừng - cái tên “Yên Văn” sẽ ám ảnh bạn một thời gian nữa.
Ghi chép bừa bãi, học mãi không xong!
Vậy thì sự khác biệt là gì? Chính là những “móc xích” của thông tin. Những từ ngữ vô hồn, rời rạc, thiếu tính liên kết sẽ không được trí nhớ dung nạp dễ dàng. Từ vựng ghi theo danh sách dài miên man và vô tổ chức chính là một kiểu như vậy.
2. Ngưng học vẹt cấp tốc để đối phó với giờ học Văn
Não bộ con người ưu việt hơn máy móc, nó không cho phép chúng ta nhớ lâu khi học vẹt kiểu “ăn xổi ở thì”. Dễ đến dễ đi chính là quy luật của bộ nhớ. Vậy nên dù tối qua bạn có học thuộc lòng 20 từ vựng mới toanh, sáng ngày ra bạn vẫn quên sạch! Bên cạnh đó, sự căng thẳng và tình trạng quá tải thông tin khiến người trẻ kém tập trung rõ rệt. Thói quen học vẹt cấp tốc chỉ giúp bạn nhận ra mình là nhà vô địch “lãng quên”. Ví dụ:
Hôm nay lớp có 5 bạn mới: Văn, Quang, Huy, Hà, Thảo. Dù đã cẩn thận ghi 5 cái tên và lẩm nhẩm cả buổi nhưng cuối cùng, chỉ Yên Văn còn đọng lại trong ký ức. Ta nhớ lâu bởi ta hiểu rõ cái tên này và đang muốn mượn sách của bạn đó!
Vậy sự khác biệt là gì? Chính là tần suất lặp đi lặp lại và ý nghĩa của từ đã kích thích sự ghi nhớ. Não bộ luôn vận hành rất có chọn lọc. Va chạm càng nhiều, hiểu càng rõ thì nhớ càng sâu.
Ngưng học vẹt cấp tốc để đối phó với giờ học Văn
3. Ngưng nhồi nhét từ vựng
Bạn có biết vì sao cuốn sách Văn 200 trang lại phải học trong vòng 5 tháng với hàng trăm hoạt động tìm hiểu và giải bài tập? Rõ ràng chỉ cần 3 ngày có giáo viên ngồi kè kè bên cạnh là bạn đọc xong cuốn sách đó.
Lý do thực ra rất đơn giản. Bạn đọc hết làm gì khi bạn không hiểu và chẳng nhớ được?! Vì mục đích của người biên soạn sách là bạn có thể hiểu và vận dụng được kiến thức chứ không đơn thuần là đọc cho bằng hết.
Thực ra, trí nhớ con người không hoạt động theo kiểu “đọc lên là nhớ ngay”. Nếu gặp gì cũng nhớ và không biết quên đi thì trong cuộc đời này, bạn cần mấy cái đầu mới đủ chỗ chứa? Hầu hết chúng ta chỉ nhớ được 20% thông tin đã đọc/nghe (trong trạng thái rất tập trung). Khi lượng thông tin càng lớn thì tỉ lệ này càng giảm (vì não bộ hoạt động liên tục và căng thẳng). Do đó, nhồi nhét càng nhiều, quên càng đều. Muốn nhớ, hãy bắt đầu thói quen chia nhỏ nội dung.
Mỗi ngày 50 từ vựng, đọc sách ngấu nghiến hay đọc văn mẫu rồi chép từ không theo một quy tắc nào… chỉ là bánh vẽ cho những người hiếu học nhưng không hiểu cách vận hành của não bộ và hệ thần kinh.
Học nhồi nhét đi ngược lại với cơ chế hoạt động của não bộ.
Bạn có ý thức học tập là tốt, nhưng nếu học sai phương pháp thì sao? Hỏi đã là trả lời. Nếu bài viết đủ thuyết phục, hãy nhanh chóng từ bỏ thói quen ghi chép vô tổ chức, học vẹt từ vựng và nhồi cả đống từ vào đầu mỗi ngày. Mình không nói làm vậy là sai, nhưng nó không hiệu quả. Nếu hiệu quả thì bạn đọc đến đây làm gì vậy? Mình tò mò đấy.
Mời các bạn tìm hiểu 2 cuốn học liệu tinh gọn của Yên Văn (tính đến tháng 6 năm 2024).
📗 Văn học cách mạng – Theo dấu ước mơ | Giá: 139.000đ
Sách tích hợp kiến thức văn học và lịch sử, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết NLXH. Đọc thử: https://tinyurl.com/ht01read
📗 Theo chân văn học – Đi dọc Việt Nam | Giá: 139.000đ
Sách tích hợp kiến thức văn học và địa lý, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết minh.
📌 Đọc thử: https://tinyurl.com/ht04read
📌 Đặt mua sách qua Shopee: https://shopee.vn/yenvanofficial
📌 Đặt mua sách qua GG Form: https://tinyurl.com/yenvanprinted
Triệu Nguyễn Huyền Trang