Văn học vốn sinh ra từ chất liệu cuộc sống, nhưng khoảng cách giữa văn và đời sống ngày càng lớn. Với suy nghĩ “văn chương chỉ nằm trong sách”, chúng ta chiêm ngưỡng, thưởng thức nó và ít khi ứng dụng giữa đời thường. Nhằm lan tỏa tinh thần học Văn sáng tạo cũng như khẳng định tính ứng dụng của văn học, Yên Văn tổ chức cuộc thi mang tên “Đưa văn vào đời”, diễn ra từ 13-25/01/2023, ngay trước thềm dịp Tết Nguyên đán.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Đây là khoảng thời gian để mỗi người đoàn tụ, sum vầy bên bữa cơm gia đình, cùng chia sẻ những câu chuyện vui buồn của một năm đã qua. Tết cũng là lúc chúng ta nhìn lại 12 tháng nỗ lực và nhận ra ai đã luôn kề cạnh, động viên ta vững bước. Chúng ta sống và làm việc giữa tình yêu thương, sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, sếp, đồng nghiệp và thầy cô… Đó là những mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhưng cũng rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Bởi vậy, Tết cũng là cơ hội để nói lời quan tâm và hóa giải những hiểu lầm.
Bộ sưu tập An Yên – Món quà tinh thần bước ra từ văn học
2. Đưa văn vào đời để thấy bình yên hơn
3. Thể lệ cuộc thi “Đưa văn vào đời”
Sau 2 tuần tổ chức, Yên Văn đã đọc rất nhiều bài viết tâm huyết của các thí sinh và đã tìm ra được người dành giải trong cuộc thi. Mỗi người tham gia nhận được một bộ quà gồm lì xì năm mới trị giá 500.000 vnđ, bộ sách Nuôi dưỡng tâm hồn trị giá 300.000vnđ và thẻ sử dụng sản phẩm Yên Văn năm 2023 trị giá 1.000.000 vnđ.
– Người có nhiều ý tưởng sáng tạo nhất : Thùy Linh
– Người có thông điệp cảm động nhất : Nilath Lyn
– Người có nhiều lượt tương tác nhất : Quynh Anh Nguyen
Đối với các bạn đã nộp bài dự thi nhưng chưa hợp lệ hoặc chưa đạt giải, đội ngũ admin đã liên hệ với từng bạn để gửi feedback về bài viết và gửi quà để động viên các bạn tiếp tục cố gắng, chinh phục những thử thách sắp tới!
Xin được trích dẫn bài dự thi đạt giải bài viết có thông điệp cảm động nhất
“TẾT ẤM ÁP – NGỌN LỬA YÊU THƯƠNG CỦA ÔNG BÀ” – tấm thiệp với bài thơ mình rất thích trong BST AN YÊN của YÊN VĂN, và cũng là bức thông điệp mình muốn gửi đến nội. Mấy năm gần đây, vị Tết trong mình có lẽ không còn như xưa nữa, Tết với mình là mấy chiếc bánh chưng mua vội ngoài đầu ngõ, hay là những đĩa xôi bày bán đầy ngoài chợ. Covid đã kéo xa hơn khoảng cách giữa mình và Tết. Hai năm – hai năm mình xa mùi khói bếp, hai năm mình xa vị cay nồng sống mũi, hai năm mình xa nồi bánh chưng bập bùng, và cũng là hai năm mình xa bà. Có lẽ, niềm hạnh phúc – niềm vui con trẻ kết nối Tết cổ truyền với mình chính là nồi bánh chưng, và bà. Bởi thế, “Tết ấm áp” – chiếc thiệp nhỏ nhắn với hình ảnh quen thuộc với hai bà cháu chính là lời nhắn gửi mình muốn gửi đến bà.
“Con rất vui vì Tết năm nay Covid đã chẳng còn cản trở con gặp bà, đã chẳng còn kéo Tết xa khỏi con, đã cho con được kết nối – gắn kết – chia sẻ. Gặp lại bà trong dịp Tết sắp tới, gặp lại nồi bánh chưng đã cách xa hai năm chính là vị Tết mà con vẫn luôn nhớ mãi. Con yêu đôi bàn tay bà nhóm lửa, đôi bàn tay bà khum soi trứng gà, đôi bàn tay bà chăm sóc, vỗ về con, và cũng là đôi bàn tay thân thuộc với con suốt thời trẻ thơ. Con hi vọng và luôn mong bà khoẻ mạnh, bình an, luôn mong bếp lửa vẫn bập bùng cháy, vẫn “ấp iu nồng đượm”, luôn mong mỗi mùa Tết hàng năm lại được gặp bà, được thức trông nồi bánh chưng, được huơ tay cảm nhận chút hơi ấm từ đốm lửa bập bùng đêm 30. Con yêu bà, và cũng yêu bếp lửa, yêu nồi bánh chưng:
"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..."Bếp lửa - Bằng Việt
Cảm ơn “Yên Văn” đã cho mình mượn cơ hội bày tỏ lời yêu tới bà, tới bếp lửa và cũng cho mình một khoảng lặng để ngẫm về Tết, về vị Tết và thức nhận rõ hơn về giá trị của Tết. Có lẽ, Tết của mình thu nhỏ lại với nồi bánh chưng, và với bà!”
Yên Văn cảm ơn các bạn đã dành thời gian và góp phần vào hành trình “Đưa Văn vào đời”. Tháng 8 tới đây, một cuộc thi mới về đề tài quê hương sẽ diễn ra trên Cộng đồng Yên Văn Đừng quên theo dõi Yên Văn để cập nhật thông tin chi tiết nhé!
Đội ngũ Yên Văn