Yen-van-thiep-van-hoc-chia-xa

“Tiếng hát con tàu” và dũng khí dấn thân phía sau tấm thiệp văn học

248 Views - (1086 chữ, 3 phút, 37 giây đọc)

Cuộc đời là những chuyến đi, nhưng mỗi lần dịch chuyển đều đòi hỏi nhiều khát vọng dấn thân để bước ra khỏi nơi chốn đã từng thân thuộc. Ta có thể bắt gặp tâm trạng đó trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên. Bài thơ ấy cũng đã khơi nguồn cảm hứng cho Yên Văn sáng tạo nên tấm thiệp văn học chia xa để chúng ta dễ dàng trao đổi tâm tư tình cảm bằng tiếng Việt, cũng như lan tỏa tính ứng dụng của văn học vào đời sống.

Mời bạn cùng thả mình trong câu chuyện về tác phẩm “Tiếng hát con tàu” với Yên Văn 

Chế Lan Viên là một trong những đại diện tiêu biểu của thơ ca Việt Nam thế kỷ XX. Trước năm 1945, ông là một nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, phong cách thơ của ông đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong thời kỳ 1960-1975, thơ Chế Lan Viên có khuynh hướng sử thi hào hùng và đậm tính thời sự thông qua việc phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước về Thời đại Việt Nam- Hồ Chí Minh. Đây là sự chuyển hướng từ cái tôi với nỗi niềm hoài cổ dần đến gần hơn với dân tộc và hóa thân vào cuộc đời của quần chúng nhân dân.

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn!

Hai câu thơ trích trong bài “Tiếng hát con tàu” là một tác phẩm tiêu biểu thuộc giai đoạn trên. Tác phẩm được in trong tập “Ánh sáng và phù sa” năm 1960 và gợi cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên tham gia xây dựng Tây Bắc vào những năm 1958-1960.

Yen-van-thiep-van-hoc-chia-xa

Hình ảnh phong trào Tây Bắc năm 1958 (Ảnh: Internet)

Bước ra khỏi chiến tranh chống Pháp, đông đảo thanh niên đã rời quê hương về miền Tây Bắc xa xôi hiểm trở để cống hiến sức trẻ và lòng nhiệt thành của mình. Dẫu vậy, họ vẫn day dứt với quê hương. Điều đặc biệt là nhà thơ đã nhiều lần lên công tác ở Tây Bắc trong thời kỳ chống Pháp và được nhân dân nơi đây đùm bọc. Lần này quay lại, ông đã viết “Tiếng hát con tàu” để có thêm động lực khởi hành. “Con tàu Tây Bắc” trong bài thơ đã trở thành biểu tượng cho khát vọng lên đường, mơ ước dựng xây đất nước và tận hiến cho nhân dân của thế hệ trẻ, cũng là sự dám thoát khỏi vùng an toàn cá nhân để hòa vào cái chung rộng lớn của dân tộc từ chính nhà thơ.

Chia xa một con người hay một nơi chốn thân quen sẽ gây ra tâm trạng hụt hẫng và buồn tủi. Để bắt đầu hành trình mới, mỗi người sẽ cần rất nhiều dũng cảm và sự quyết tâm. Cùng với đó là một điểm tựa tinh thần không thay đổi, là quê hương trong tim, là một chốn trở về. Có thể bạn sẽ thật nhớ nhung người thân, người bạn của mình khi họ đến một nơi xa nhưng cũng đừng quên dành cho họ sự tin tưởng, cảm thông để họ tự tin hơn, kiên trì hơn với lựa chọn của mình. Hãy kiên nhẫn chờ đợi cuộc hội ngộ nhé!
Yen-van-thiep-van-hoc-chia-xa

             Khát vọng dấn thân trong bài thơ của Chế Lan Viên khơi gợi cảm hứng của                          tấm thiệp chia xa – Yên Văn

Sở hữu tấm thiệp chia xa của Yên Văn để trao gửi đến họ lời chúc chân thành trước khi rời xa! Yên Văn tin rằng tấm thiệp này sẽ ở lại rất lâu bên người đó!

Đội ngũ Yên Văn

thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *