lý luận văn học

Góc khuất của nhà văn

523 Views - (2422 chữ, 8 phút, 4 giây đọc)

Chúng mình đã đăng tải 4 bài viết trong series Tư chất nghệ sĩ của nhà văn, phần kiến thức quan trọng giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về tác giả. Hôm nay, chúng ta cùng trao đổi về chủ đề mới hơn và gần gũi hơn: tiền đề của tài năng văn học. Theo nhận định trong sách lý luận văn học, nhà văn thường có… chấn thương tâm lý thời thơ bé.

Chấn thương tâm lý là những tổn thương về mặt tình cảm, tinh thần; chúng xuất hiện vì một sự kiện tiêu cực nào đó.

Cuộc sống luôn đầy rẫy những biến cố, hầu như chúng ta đều trải qua. Đôi lúc, chúng ta phải chịu đựng những trải nghiệm tiêu cực từ thời thơ ấu. Trong nhiều trường hợp, chúng để lại những vết sẹo, những vết thương khó lành, kể cả khi ta trở thành người lớn.

Một đứa trẻ có thể gặp phải những chấn thương thời thơ ấu như:
  • Ngược đãi: ngược đãi thể chất, cảm xúc, lạm dụng tình dục
  • Bỏ rơi: bỏ rơi về thể chất, bỏ rơi về cảm xúc
  • Rối loạn chức năng gia đình: người thân mắc bệnh tâm thần, lạm dụng chất kích thích hoặc đi tù, hôn nhân của cha mẹ đổ vỡ, bạo lực gia đình, sự ra đi của người thân… (*)
Những tổn thương dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng tới trẻ em và tồn tại rất lâu trong tâm hồn. Phải bước qua hành trình dài tự nhận thức, ta mới có thể xoa dịu vết thương và chữa lành cho chính mình.
Đối với các nhà văn, họ đã chọn việc viết lách như một cách để đối thoại với bản thân, bày tỏ nỗi lòng và đối diện với tổn thương ở quá khứ. Không phải tất cả nhà văn đều có chấn thương tâm lý thời thơ ấu, nhưng khi khảo sát 463 nhà văn danh tiếng nước ngoài, hơn 50% tác giả đều có “tuổi thơ buồn đau cùng cực”. (**)
Nghịch cảnh khiến chúng ta đau buồn, mà lạ thay, trí nhớ luôn ưu ái những ký ức không vui. Đó là chưa kể những biến cố tồi tệ giúp chúng ta nhìn cuộc sống đa chiều hơn, gai góc hơn.
Văn học vốn là những câu chuyện tình cảm sâu sắc, chứa đựng cả mặt trái-phải của cuộc đời. Bởi vậy, chấn thương tâm lý thời ấu thơ lại là chất xúc tác cho tài năng văn học.
Mấy ai muốn đổi tuổi thơ êm đềm để trở thành nhà văn? Nhưng nếu cuộc đời bắt một đứa trẻ phải trải qua những nghịch cảnh và chịu đựng tổn thương sâu sắc, đó chính là tiền đề của tâm hồn nghệ sĩ.
Sau đây, Yên Văn sẽ giới thiệu với các bạn một số nhà văn Việt Nam với tuổi thơ đầy ự những nỗi buồn.

1. Nhà văn Nguyên Hồng

Cuộc hôn nhân của cha mẹ chú bé Hồng không xuất phát từ tình yêu, người cha lại chìm trong nghiện ngập khiến gia đình sớm sa sút. Ông mồ côi cha từ năm lên 12, mẹ buộc phải đi làm ăn xa, nhà văn lớn lên trong sự hắt hủi và thiếu thốn tình thương. Câu chuyện ấy được ông tái hiện đầy chân thực trong hồi ký “Những ngày thơ ấu”:

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

lý luận văn học

Nhà văn Nguyên Hồng và câu chuyện tuổi thơ trong “Những ngày thơ ấu”

Tuy nhiên xuất phát từ tình thương, lòng biết ơn, thấu hiểu cho nỗi vất vả của mẹ, Nguyên Hồng đã sớm hình thành lòng kính mến dành cho mẹ mình, và tình mẫu tử đã trở thành sức mạnh giúp ông vượt qua nỗi đau, hun đắp tình cảm và sau này trở thành một người cha chân chất, hiền lành, ấm áp:

Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

“Mỗi lần nhận nhuận bút, bố liền cho chúng tôi ra thị trấn ăn phở. Hồi đó, được ăn phở là điều vô cùng vui sướng. Một lần, ông đưa hai anh đến một hàng rất ngon nhưng ông chỉ gọi 2 bát phở cho hai con, còn ông thì ngồi nhìn các con ăn”, anh Nguyễn Vũ Sơn, con trai nhà văn kể

2. Nhà văn Thạch Lam

Ông cũng trải qua một tuổi thơ gian khó khi cha mắc bạo bệnh qua đời khi ông mới 8 tuổi, nhà lại đông anh em một mình mẹ ông phải gánh vác cả gia đình Gia đình Thạch Lam chuyển từ Hà Nội về Cẩm Giàng, Hải Dương – quê ngoại của ông. Cuộc sống mòn mỏi, chán nản và vất vả khiến Thạch Lam phải sớm bạo dạn, trưởng thành, trong lòng thấm thía đắng cay, khổ sở từ khi còn thơ:

Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Đối với Thạch Lam, kí ức vừa đẹp, lại vừa mong manh, đầy nuối tiếc. Ông đã gửi gắm nỗi khao khát, ngưỡng vọng về kí ức nơi phố thị đẹp đẽ để bù đắp cho cuộc sống mòn mỏi, buồn bã ở phố huyện, giải tỏa tâm hồn khỏi những ám ảnh nặng nề vây quanh:

Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.[...] Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh.

Nhà văn Thạch Lam và “Hai đứa trẻ”

Nhờ sự sâu sắc trong suy nghĩ từ tấm bé, Thạch Lam đã ghi nhớ rất rõ những kí ức tuổi thơ. Đến khi đặt bút hoàn thiện tác phẩm, ông mong muốn con người nhận ra, trân trọng hạnh phúc không ở đâu xa mà ngay trước mắt, ở những người xung quanh và ngay trong lòng mình.
lý luận văn học
Bạn có biết thêm nhà văn nào có tuổi thơ tiêu cực nữa không? Hãy bình luận ngay phía dưới để thảo luận đề chủ đề này nhé!
Bạn biết đấy, trong quá trình sáng tác, nhà văn thường quay trở lại quá khứ để đối diện với những kí ức, bao gồm hạnh phúc lẫn đau thương. Điều đó khó khăn và đau đớn, nhưng văn học đối với nhà văn là một không gian an toàn, còn việc viết lách là một phương thức để giải tỏa tâm lý, sắp xếp các suy nghĩ trong lòng và tâm sự với chính mình.
Bạn cũng hãy trân trọng những cảm xúc tiêu cực, thành thật với nỗi buồn và tổn thương, xây dựng không gian đọc – viết để có thể chữa lành nhé!
Cuộc thi “Muôn Sắc Quê Hương” đã nhận được rất nhiều bài thi ấn tượng khi các bạn bóc tách những ký ức không vui, những nỗi niềm gắn liền với quê hương và tuổi thơ. Thật không dễ dàng để viết ra những chia sẻ đó, nhưng nhờ có sự mạnh mẽ ấy, đã biết bao tâm hồn được an ủi, bạn cũng đã cảm thông và vượt qua nỗi đau của chính mình.
Yên Văn xin gửi tới bạn một cái ôm!

Mời các bạn tìm hiểu 2 cuốn học liệu tinh gọn của Yên Văn (tính đến tháng 6 năm 2024).

📗 Văn học cách mạng – Theo dấu ước mơ | Giá: 139.000đ

Sách tích hợp kiến thức văn học và lịch sử, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết NLXH. Đọc thử: https://tinyurl.com/ht01read

📗 Theo chân văn học – Đi dọc Việt Nam | Giá: 139.000đ

Sách tích hợp kiến thức văn học và địa lý, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết minh.

📌 Đọc thử: https://tinyurl.com/ht04read

📌 Đặt mua sách qua Shopee: https://shopee.vn/yenvanofficial

📌 Đặt mua sách qua GG Form: https://tinyurl.com/yenvanprinted

Đội ngũ Yên Văn

(*) Nguồn: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
(**) trích sách “Lý luận văn học tập 1: Văn học, nhà văn, bạn đọc” – NXB Đại học Sư phạm
(***) trích bài viết “Chuyện chưa kể về cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng” – Ngọc Trang, Nguyễn Thảo, Thiết kế: Phạm Luyện, đăng trên báo Vietnamnet Thứ 5 28/9/2023
thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *