“Mặt trời” và những ý nghĩa biểu tượng đặc sắc trong văn học

3084 Views - (1693 chữ, 5 phút, 38 giây đọc)

“Mặt trời” của tự nhiên mang đến nguồn ánh sáng để duy trì sự sống, song, qua những rung cảm và quan sát tinh tế của người nghệ sĩ, “mặt trời” đi vào văn học với những ý nghĩa biểu tượng đa dạng và đặc sắc. Cùng Yên Văn khám phá dấu ấn của hình ảnh “mặt trời” trong văn học Việt Nam nhé!

Trong tự nhiên, mặt trời là ngôi sao trung tâm trong hệ Mặt Trời, được Trái Đất và nhiều hành tinh khác chuyển động vòng quanh. Đối với con người, mặt trời là nguồn sáng đem lại sự sống cho muôn loài. Vì những vai trò lớn lao mà mặt trời đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong văn hoá, tôn giáo và đời sống tâm linh. Đối với một số nền văn minh như Ai Cập, Aztec hay Lưỡng Hà, Thần Mặt trời là vị thần có sức mạnh tối cao và quyền năng vô hạn. Từ đó, mặt trời xuất hiện trong thần thoại, truyền thuyết, sử thi và cả những áng văn thơ.

Trong văn học, mặt trời gắn liền với sự vĩnh hằng và được coi là ánh sáng chân lý, đại diện cho tri thức, sức mạnh… Mặt trời gần gũi với con người hơn khi trở thành biểu tượng của niềm tin, tình yêu và khát vọng. Ngoài ra, mặt trời trong một số bài thơ cũng được dùng như một hình ảnh ẩn dụ, như “mặt trời trong lăng”, “mặt trời thi ca nga”, “mặt trời của mẹ”… Tùy thuộc vào mục đích truyền tải, hình ảnh “mặt trời” lại mang những ý nghĩa biểu tượng khác nhau. 

Yên Văn xin được trích dẫn những câu văn, đoạn thơ có sự xuất hiện của “mặt trời”:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.”

Bài thơ được sáng tác sau khi nhà thơ được đứng trong hàng ngũ của Đảng, giác ngộ lý tưởng cộng sản cao cả. Lý tưởng ấy rực rỡ, chan hòa như ánh nắng mùa hạ, tỏa ra nguồn sáng bất tận, dẫn lối cho lý trí và trái tim tràn đầy nhiệt huyết của người chiến sĩ . “Mặt trời chân lý” ấy đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của chính nhà thơ Tố Hữu.

Cùng ngẫm về bài thơ “Từ ấy” để giác ngộ chân lý cùng nhà thơ Tố Hữu (Nguồn:Youtube)

Cũng là những tầng nghĩa biểu tượng cao cả, song trong những vần thơ của Viễn Phương, “mặt trời” lại mang một ý nghĩa khác:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

Nếu “mặt trời” của thiên nhiên đem lại nguồn sáng kì vĩ, bất tận, vĩnh hằng cho thế gian thì “mặt trời trong lăng” là hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại đã soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam kháng chiến thành công và giành lại cuộc sống độc lập – tự do – hạnh phúc. Hình ảnh biểu tượng đã thể hiện tấm lòng tôn trọng, trân quý và biết ơn của nhà thơ và nhân dân Việt Nam với Người.

Yen-van-mat-troi-trong-van-hoc

Mặt trời của cả dân tộc Việt Nam (Ảnh:Internet)

Nếu trong thơ Tố Hữu và Viễn Phương, “mặt trời” mang ý nghĩa tượng trưng cho những điều lớn lao thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, “mặt trời” lại thật gần gũi, thân thương:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

Trong dòng thơ đầu tiên, “mặt trời” của tự nhiên xuất hiện như nguồn sáng mang đến ánh sáng và sức sống cho những cành ngô xanh. Trong dòng thơ thứ hai, “mặt trời” lại gợi lên ý nghĩa của “em “ trong cuộc đời của “mẹ” – “em” tiếp thêm động lực cho “mẹ” vượt lên mọi gian khó của kháng chiến, để nuôi dưỡng niềm tin vào tương lai thống nhất, ấm no, hạnh phúc.

Yen-van-mat-troi-trong-van-hoc

“Em” là hình ảnh tượng trưng cho mặt trời trong tấm lòng mẹ (Ảnh:Internet)

Hình tượng “mặt trời” không chỉ xuất hiện thường xuyên trong văn học mà còn quen thuộc trong hầu hết các nền văn hóa. “Sử thi Đăm Săn” của người dân tộc Ê-đê kể về chàng Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt trời về làm vợ. Đây không chỉ thể hiện khát khao chinh phục tự nhiên của con người mà còn là khát vọng thay đổi những tục lệ lạc hậu xưa cũ. Đó cũng là lý do hình tượng Đăm Săn vẫn luôn tỏa sáng rạng ngời không gian văn hóa Tây Nguyên!

Để phân tích một hình ảnh biểu tượng trong văn học, bạn sẽ cần áp dụng cả tư duy logic và tư duy hình tượng. Bạn có thể thử rèn luyện cả hai lối tư duy bằng cách rèn luyện thói quen đọc sách, xem tài liệu, liên tưởng và kết nối các hình dung với nhau! Yên Văn tin rằng phương pháp tư duy được áp dụng trong những trích dẫn trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc trau dồi từ vựng và kĩ năng viết!

Hình tượng “mặt trời” đã để lại những dấu ấn đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Hãy chia sẻ với Yên Văn những câu thơ có sự xuất hiện của “mặt trời” trong phần bình luận dưới đây nhé! Yên Văn mong được lắng nghe chia sẻ của bạn!

Mời các bạn tìm hiểu 2 cuốn học liệu tinh gọn của Yên Văn (tính đến tháng 6 năm 2024).

📗 Văn học cách mạng – Theo dấu ước mơ | Giá: 139.000đ

Sách tích hợp kiến thức văn học và lịch sử, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết NLXH. Đọc thử: https://tinyurl.com/ht01read

📗 Theo chân văn học – Đi dọc Việt Nam | Giá: 139.000đ

Sách tích hợp kiến thức văn học và địa lý, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết minh.

📌 Đọc thử: https://tinyurl.com/ht04read

📌 Đặt mua sách qua Shopee: https://shopee.vn/yenvanofficial

📌 Đặt mua sách qua GG Form: https://tinyurl.com/yenvanprinted

 

Đội ngũ Yên Văn

thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *