Yen-van-phan-tich-tho

Phân tích thơ nhờ vào các từ tượng thanh và từ tượng hình

10415 Views - (2029 chữ, 6 phút, 45 giây đọc)

Phân tích thơ sẽ không còn là nỗi ám ảnh với học sinh nếu bạn biết áp dụng kiến thức tiếng Việt vào quá trình học. Chẳng hạn, thơ ca sẽ có sự xuất hiện của từ tượng thanh, từ tượng hình. Dựa vào những từ ngữ này, chúng ta hoàn toàn có thể làm rõ cái hay, cái đẹp mà tác phẩm đang chứa đựng.

Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta [...] (*)

Trải qua hàng nghìn năm, đời sống tinh thần con người Việt Nam ngày một phong phú, đa dạng, kéo theo là sự phát triển của ngôn ngữ. Từ tượng thanh, tượng hình ra đời là kết quả của mong muốn cụ thể hóa cảm nhận từ nhiều giác quan bằng phương tiện ngôn từ.

Nếu thơ ca quy định chặt chẽ về lượng từ nhưng đòi hỏi sự sinh động về hình ảnh thì từ tượng thanh, tượng hình là một lựa chọn tối ưu. Hôm nay Yên Văn sẽ nhắc bạn chú ý đến từ tượng thanh, tượng hình để phân tích thơ ca thật hiệu quả.


1. Khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình

Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

  • Từ tượng thanh tượng hình thường sẽ có 2 tiếng trở lêncó thể là từ láy. Ví dụ: lấp lánh, bùm bụp, thánh thót, khúc khích, rưng rức…
  • Tuy nhiên, không phải từ tượng thanh, tượng hình nào cũng là từ láyngược lại. Từ láy chỉ là một trong các phương thức tạo nên từ tượng thanh, tượng hình.

Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp nhóm từ này trong các văn bản. Chẳng hạn, trong bài thơ “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) của Nguyễn Khuyến:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Các từ “xanh ngắt”, “vắng teo”, “lơ lửng”, “quanh co” là các từ tượng hình, “đớp động” là từ tượng thanh. Ngoài “lơ lửng”, những từ còn lại đều không phải từ láy. 


2. Phân biệt từ tượng thanh, từ tượng hình

Để phân biệt từ tượng thanh và từ tượng hình, bạn hãy nhớ quy tắc sau:

  • Từ tượng thanh mô phỏng cảm nhận thông qua thính giác, khi phát âm lên bạn sẽ thấy cách đọc giống như âm thanh trong đời sống thực tế. Ví dụ: mưa rơi lộp độp, nhai rồm rộp, chạy bình bịch…
  • Từ tượng hình mô phỏng cảm nhận thông qua thị giácxúc giác, khi đọc lên bạn sẽ thấy sự vật hiện ra với màu sắc, hình dáng rõ ràng hơn. Ví dụ: nắng chói chang, con đường ngoằn ngoèo, lá xanh mơn mởn…
Yen-van-phan-tich-tho

Bài thơ “Thu điếu” với bức tranh sông nước đầy mê hoặc 

Sau khi nhận biết và phân biệt, Yên Văn sẽ mách cho các bạn cách để phân tích, cảm nhận từ tượng thanh – tượng hình trong thơ ca.


3. Phân tích, cảm nhận từ tượng thanh - tượng hình trong thơ ca

Bí mật thứ nhất: Từ tượng thanh – tượng hình sẽ tạo nên sự sinh động, cụ thể cho hình ảnh trong tác phẩm. 

Mọi cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều cử chỉ, dáng vẻ và âm thanh khác nhau.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Khúc khuỷu (tính từ – từ tượng hình): có nhiều đoạn uốn quanh, gấp khúc nối nhau liên tiếp.

Thăm thẳm (tính từ – từ tượng hình): sâu hay xa đến mức hút tầm mắt, nhìn như không thấy đâu là cùng, là tận.

Nhờ vào 2 từ này, người đọc hình dung ra cụ thể hình dáng con dốc và khung cảnh đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến.

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Rầm rập (tính từ – từ tượng thanh): từ mô phỏng tiếng như tiếng chân bước của cả một đoàn người theo nhịp đều và nhanh, mạnh, dồn dập.

Từ “rầm rập” không chỉ gợi rõ âm thanh của những bước chân hành quân mà còn thể hiện sức mạnh, khí thế hào hùng rung chuyển đất trời trong đêm của đoàn quân Việt Bắc.

Yen-van-phan-tich-tho

Bài thơ “Việt Bắc” sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình giàu sức gợi 

Bí mật thứ hai: Tác giả có thể tận dụng từ tượng hình tượng thanh để lồng ghép những cảm xúc khác nhau của nhân vật, tăng chiều sâu ý nghĩa cho các hình ảnh.

Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Lồng lộng (tính từ – từ tượng hình): cao rộng đến mức cảm thấy như vô cùng tận.

Từ “lồng lộng” thể hiện hình ảnh Bác hiện lên trong ánh lửa cao lớn, gần gũi, lan tỏa sự ấm áp tới các anh bộ đội, đồng thời thể hiện sự kính trọng, yêu mến vô bờ của họ đối với vị Cha già dân tộc.

Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.

Phăng phắc (tính từ – từ tượng thanh): im lặng đến mức không có một tiếng động nhỏ nào.

Từ “phăng phắc” không chỉ thể hiện sự lặng im lạnh lẽo của không gian mà còn là sự trách móc, nhắc nhở của kí ức, đánh thức tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc vô tình ngủ quên của người lính năm xưa.

Yen-van-phan-tich-tho

Bài thơ “Ánh trăng” sử dụng từ tượng thanh 

Trên đây chỉ là 2 bí mật mà Yên Văn phát hiện ra được, bạn bổ sung thêm nhé! Chúng mình rất muốn nghe quan điểm và chia sẻ của bạn.

Trên thực tế, việc phân tích thơ không quá khó khi chúng ta có hiểu biết sâu sắc về từ vựng nói riêng và tiếng Việt nói chung. Để học tập sáng tạo, mỗi học sinh cần có “gốc” và từ đó mới đơm hoa kết trái tuỳ theo thiên hướng riêng của mình. Chúc các bạn học tập tốt và ngày càng tự tin khi bước vào tiết học Văn!

— 

Mời các bạn tìm hiểu 2 cuốn học liệu tinh gọn của Yên Văn (tính đến tháng 6 năm 2024).

📗 Văn học cách mạng – Theo dấu ước mơ | Giá: 139.000đ

Sách tích hợp kiến thức văn học và lịch sử, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết NLXH. Đọc thử: https://tinyurl.com/ht01read

📗 Theo chân văn học – Đi dọc Việt Nam | Giá: 139.000đ

Sách tích hợp kiến thức văn học và địa lý, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết minh.

📌 Đọc thử: https://tinyurl.com/ht04read

📌 Đặt mua sách qua Shopee: https://shopee.vn/yenvanofficial

📌 Đặt mua sách qua GG Form: https://tinyurl.com/yenvanprinted

Bài tập từ vựng:
1. Tìm trong sách giáo khoa một đoạn câu thơ có sử dụng nhiều từ tượng hình/tượng thanh mà bạn thích.
2. Tìm một hình ảnh mà bạn thích, miêu tả hình ảnh và sử dụng từ tượng thanh tượng hình.

(*) Câu văn này có thể sử dụng như lí luận văn học khi bàn về tiếng Việt. 

Artwork: Midjourney.

Đội ngũ Yên Văn

thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *