Quá trình sáng tạo văn học: Viết để kết nối

927 Views - (1635 chữ, 5 phút, 27 giây đọc)

Mong muốn được đồng cảm, được kết nối vốn được coi là nhu cầu cơ bản của mỗi người. Trong đó, viết và sáng tạo văn học chính là một phương thức hữu hiệu giúp con người gắn kết, bởi “Nghệ thuật là tiếng nói chung của nhân loại” và “Văn học là nơi con người gặp gỡ nhau”.

Du hành trong dòng chảy của lịch sử nghệ thuật, không khó để chúng ta bắt gặp những lần các nhà văn, nhà thơ như Johann Wolfgang von Goethe hay Mikhail Bakhtin lên tiếng khẳng định: Văn chương từ thuở xa xưa đã là tiếng nói chung, là sợi dây liên kết giữa những tâm hồn đồng điệu. Viết không chỉ đơn thuần là ghi chép. Viết còn là hành trình kết nối con người với con người, con người với thế giới xung quanh qua các hình tượng nghệ thuật. Để hiểu rõ về nhận định này, chúng ta sẽ đi từ lý thuyết đến thực tiễn bạn nhé!

1. Lý thuyết về nhu cầu kết nối của con người

Tháp nhu cầu Maslow hay tên tiếng Anh là Maslow’s hierarchy of needs là một lý thuyết về động lực học trong tâm lý học bao gồm một mô hình 5 tầng về nhu cầu của con người. Chúng ta có các nhu cầu đơn giản đến phức tạp hơn bao gồm:

  • Sinh lý (physiological)
  • An toàn (safety)
  • Quan hệ xã hội (love/belonging)
  • Kính trọng (esteem)
  • Thể hiện bản thân (self-actualization)

Theo đó, sau khi đã thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, chúng ta bắt đầu muốn tìm kiếm và gây dựng mối quan hệ thân thuộc, gần gũi (belonging) với những cá thể, cộng đồng bên ngoài để không còn cảm thấy cô độc hay lo lắng nữa. Nhu cầu này được thể hiện qua khao khát được giao tiếp, được gắn kết với những người có chung tần số, sở thích, nỗi lo hoặc mối quan tâm. 

2. Thực tiễn về nhu cầu kết nối của con người

Yên Văn tin chắc đại đa số các bạn Gen Z đều đã từng một lần viết “status” để chia sẻ những cảm xúc, câu chuyện, trải nghiệm của mình với bạn bè và người thân trên Facebook, Instagram hay Threads. Và đó chính là một trong rất nhiều phương thức được con người sử dụng nhằm đáp ứng mong muốn được kết nối, được thuộc về một nơi nào đó của bản thân. 

Giống như chúng ta, nhà văn cũng viết để cất lên tiếng lòng mình chôn sâu trong tâm khảm, để đi tìm những tiếng nói chung một nhịp đồng cảm. Tuy nhiên, bằng óc quan sát tinh tế, sự nhạy cảm sâu sắc với cuộc đời và kho tàng tích lũy khổng lồ, các văn hào, thi hào không diễn giải sự vật, hiện tượng hay suy ngẫm của mình một cách đơn giản, thẳng thật. Họ kết nối với thế giới bên ngoài và chạm tới tiềm thức của người đọc thông qua những ý niệm, hình tượng nghệ thuật độc đáo, sinh động. 

3. Văn học và quá trình viết để kết nối

Nếu viết mà không thể chạm thì làm sao có thể kết nối? Bởi vậy, muốn thành công xây dựng những hình tượng đặc sắc và khơi gợi cảm hứng cho độc giả, nhà văn buộc phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật kỳ công, nghiêm túc, tích cực, đào sâu khám phá muôn hình vạn trạng của cuộc sống và con người. Quá trình sáng tạo ấy thường bao gồm ba bước:

  • Bước 1: Thu thập và tổng hợp các chất liệu nghệ thuật 
  • Bước 2: Liên tưởng, tưởng tượng để liên kết các chất liệu nghệ thuật 
  • Bước 3: Đúc kết chất liệu nghệ thuật thành hình tượng nghệ thuật

Ngay bây giờ, Yên Văn mời bạn cùng lên cỗ máy thời gian của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, trở về những tháng ngày thanh xuân tươi đẹp với tác phẩm “Mắt biếc” để hiểu rõ hơn về các thao tác sáng tạo văn học này nhé! 

  • Bước 1: Ở thao tác đầu tiên, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tổng hợp, thu thập chất liệu nghệ thuật cho “Mắt biếc” bằng cách ghi nhớ và hồi tưởng lại những mảnh ký ức sống động được hình thành trong suốt bao năm tháng tuổi thơ dữ dội. Đó là những hình ảnh, âm thanh nơi làng quê yên bình, những trò chơi dân gian mà lũ trẻ nghịch ngợm yêu thích hay những rung động đầu đời hẵng còn vấn vương.
  • Bước 2: Tác giả sắp xếp, tái tạo lại những gì mắt thấy, tai nghe, tâm cảm nhận thông qua liên tưởng, tưởng tượng và xây dựng một cốt truyện có tình huống, nhân vật và thông điệp cụ thể. Ở đây là những tình huống truyện xoay quanh các nhân vật Ngạn, Hà Lan, Dũng và Trà Long.
  • Bước 3: Cuối cùng, khi các chi tiết nghệ thuật lần lượt được ghép nối, hình tượng của nhân vật chính – Ngạn – dần hiện ra rõ nét, bộc lộ tình yêu sâu lặng với quê hương, với những kỉ niệm thời niên thiếu và sự trân trọng tình yêu trong sáng của Nguyễn Nhật Ánh.

Trên đây chỉ là 1 ví dụ nhỏ, hy vọng các bạn đã có một góc nhìn cận cảnh hơn về quá trình sáng tác nhà văn và nhu cầu kết nối ẩn sâu trong lòng của người viết. Từ đó, bạn sẽ có thêm động lực và cảm hứng để đặt bút viết, thực hành sáng tạo văn học. Chúng mình tin rằng thói quen rèn luyện viết thường xuyên sẽ là đòn bẩy thúc đẩy chúng ta tự tin chia sẻ những quan điểm, ý tưởng của chính mình, tìm thấy những cơ hội và “đồng minh” để cùng kết nối, học tập và phát triển bản thân hơn từng ngày đó! 

Liệu bạn có muốn bổ sung thêm những ví dụ khác về vai trò kết nối của văn học nữa không? Hãy chia sẻ để cùng ôn bài và kiểm tra kiến thức với chúng mình nhé!

thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *