Sông Đà và dòng chảy khác lạ trong văn học Việt Nam

420 Views - (1558 chữ, 5 phút, 11 giây đọc)

Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt, với hơn 2360 con sông và 109 kênh chính. Điều này đã góp phần tạo nên những cảnh sắc non nước hữu tình trải dài khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó không thể không kể đến sông Đà. Cảnh quan hùng vĩ nơi đây không chỉ mang lại cho du khách những trải nghiệm mãn nhãn mà còn làm say lòng biết bao nhà thơ, nhà văn.

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ núi Vô Lượng (Trung Quốc), chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi nhập vào sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ. Sông Đà không chỉ thu hút du khách bởi thiên nhiên hùng vĩ, mà còn cung cấp năng lượng cho nhiều hệ thống thủy điện lớn như Hòa Bình, Lai Châu… Dòng sông cũng gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc.

Yen-van-song-da-trong-van-hoc

Cảnh đá bờ sông nơi sông Đà hùng vĩ (Ảnh:Internet)

Đứng trước cảnh sông Đà, thật khó để kìm nén xúc cảm ngưỡng mộ và choáng ngợp trước khung cảnh mênh mông, hùng vĩ. Bởi vậy mà vẻ đẹp của con sông đã được nhiều nhà văn, nhà thơ khám phá dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Con sông đã đi vào văn học với vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa thơ mộng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân hay với sự gắn bó cùng đời sống con người lao động qua trang thơ Quang Huy. 

Yên Văn xin trích ra một vài đoạn thơ, văn về dấu ấn của sông Đà trong văn học Việt Nam. Trước tiên là đoạn trích từ tác phẩm văn học được coi là “bất hủ” về dòng sông ấy – tùy bút “Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. 

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu

Con sông trong đoạn trích trên hiện lên như một con “thủy quái” đầy đe dọa. Sức mạnh thâm nghiêm của con sông không chỉ thể hiện ở vách đá cao vút mà còn ở độ hẹp nghẹt thở của dòng sông, nằm giữa hai bên vách đá.

Ấy vậy mà sông Đà quãng hạ nguồn dữ dằn là thế, song khi xuôi về thượng nguồn, con sông lại mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình hoàn toàn đối lập.

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô…

Cụ Nguyễn đã dành một niềm yêu tha thiết, trân trọng để quan sát, ngắm nhìn dòng sông. Từ trên nhìn xuống, con sông Đà uốn lượn như mái tóc bồng bềnh của người thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng, mang theo những đặc sắc của vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Tây Bắc vào làn nước xanh ngọc bích. Sắc nước của sông Đà là khác biệt với những con sông khác trên mảnh đất quê hương.

Yen-van-song-da-trong-van-hoc

Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà (Ảnh:Internet)

Còn nhà thơ Quang Huy đã lựa chọn ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên và con người lao động bên dòng sông trong trang thơ “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”:

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Bối cảnh bài thơ là một đêm trăng yên bình trên công trường sông Đà trong những năm tháng xây dựng thủy điện Hòa Bình. Trái ngược với khung cảnh lao động hăng say khi ban ngày, giữa màn đêm thanh vắng, tiếng đàn du dương của người con gái Nga lay động mặt nước sông và cả ánh trăng soi rọi trên làn nước. Cảnh vật và con người gắn bó, hòa quyện vào nhau.

Yen-van-song-da-trong-van-hoc

Thủy điện Hòa Bình từ trên cao nhìn xuống (Ảnh:Internet)

Trong những đoạn trích trên, Yên Văn đã chủ ý in đậm những cụm từ đặc sắc… Đây chính là những gợi ý mà Yên Văn muốn nhắn gửi đến bạn để mở rộng vốn từ về thiên nhiên! Một trong những cách để viết tốt được chủ đề này là rèn luyện thói quen đọc để làm giàu kho từ vựng đó! Yên Văn tin rằng bạn sẽ nạp thêm được nhiều từ ngữ giá trị và cải thiện kỹ năng viết của mình từ những nội dung đọc chất lượng và tập trung phân tích cách dùng từ của tác giả.

Sông Đà với những vẻ đẹp phong phú của nó thực sự đã khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm trong văn học Việt Nam. Nếu có dịp ghé thăm nơi đây, hãy kiểm chứng xem dòng sông có giống như trong những tác phẩm văn học không nhé! Đừng ngần ngại chia sẻ với Yên Văn những trải nghiệm thực tế ấy và cả những trải nghiệm văn học của các bạn với dòng sông này nha!

Thưởng thức ca khúc “Tiếng gọi sông Đà” để hiểu thêm về nơi đây (Nguồn:Internet)

Đội ngũ Yên Văn

thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

1 Comments

  • Có một đoạn thơ mình luôn tâm đắc mỗi khi nghĩ đến sông Đà mà rất muốn chia sẻ với mọi người ^^ đó là đoạn cuối của bài thơ “Với sông Đà” – Vũ Quần Phương:
    “Sống cuộc đời sông nước
    Tôi lấy nước làm nhà
    Nước là bầu là bạn
    Tôi nhìn nước trên sông
    Gắng hiểu dòng dưới đáy
    Sau ánh mắt lặng yên
    Vui buồn đâu dễ thấy
    Sông Đà quen thuộc ấy
    Nói hết cùng tôi chưa?”

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *