Suối Lê-nin và dòng chảy trữ tình trong văn học cách mạng

178 Views - (1714 chữ, 5 phút, 42 giây đọc)

Tiếng suối chảy mang đến không gian thư thái, đưa ta đến thế giới của sự yên tĩnh và an yên. Tại Cao Bằng cũng có một con suối Lê-nin bình yên như thế. Đồng thời, con suối ấy cũng mang âm hưởng cách mạng trong giai đoạn giữa thế kỷ XX, trở thành nguồn cảm hứng của thi sĩ, nhà văn và được ghi dấu trong những trang sách văn học vẫn vẹn nguyên giá trị đến hiện nay.

Suối Lê-nin nằm trong khu di tích lịch sử Pác Bó, thuộc địa phận Cao Bằng. Trước đây, người dân thường gọi con suối này là Khuổi Mịn, nhưng sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới hoạt động cách mạng, Người đã đặt lại thành “suối Lê-nin” gắn liền với “núi Các Mác” hùng vĩ ở phía xa. Hai tên gọi này xuất phát từ tên gọi của hai vị lãnh tụ vĩ đại trong phong trào cách mạng vô sản trên thế giới. Với phong cảnh hữu tình cùng ý nghĩa văn hóa – lịch sử, suối Lê-nin ngày nay trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm và đi vào trong tác

Khoác lên vẻ đẹp tự nhiên do tạo hóa ban tặng, khi bước vào trong văn học, suối Lê-nin vẫn reo rắc sự khám phá và trí tò mò của người đọc. Dòng suối hiền hòa từng gắn liền với Bác, với những người lính và trở thành biểu tượng của ký ức và quá khứ từ những ngày chiến đấu chống thực dân Pháp. Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe đến câu thơ “Đây suối Lê nin, kia núi Mác” trong bài “Pác Bó hùng vĩ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – một bài thơ mang đậm thi hứng của người chiến sĩ sau khi được giác ngộ chân lý. Trong khoảng thời gian hoạt động cách mạng, Người viết “Tức cảnh Pác Bó” – bài thơ khiến mọi độc giả phải thương cảm trước hoàn cảnh sống gian nan tại nơi đây. “Cuộc đời cách mạng” từ ấy đi vào trong văn thơ của nhiều tác giả như Tố Hữu, Đặng Văn Cáp, Chế Lan Viên… với những hồi ức vô giá. Từ đó, độc giả sẽ cảm nhận được âm hưởng cách mạng còn vương vấn khi nhìn thấy suối Lê-nin. phẩm văn chương một cách tinh tế và đầy nhung nhớ…

Yen-van-suoi-le-nin-trong-van-hoc

Núi Các Mác gắn liền với con suối Lê-nin (Ảnh:Internet)

Suối Lê-nin đã đi vào trong văn học Việt Nam như thế nào? Yên Văn xin được trích một vài đoạn thơ, đoạn văn để nói về vẻ đẹp và ký ức nơi đây.

Nước trôi, lòng suối chẳng trôi
Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà…

Đọc những câu thơ trên ta thấy được nhà thơ Tố Hữu thật tài tình khi mượn cảnh vật nơi Việt Bắc để tượng trưng cho sự trung thành của con người. Cảnh sắc trong miền ký ức cũng giống như dòng nước trong con suối Lê-nin, vẫn luôn luôn trôi và không hề mất đi. Đây cũng là lời khẳng định, dù thời gian có qua đi, tình cảm và những kỷ niệm với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào nơi chiến khu xưa sẽ không bao giờ phai nhạt. 

Suối Lê-nin lưu lại vẻ đẹp nơi ký ức mỗi chúng ta, mời bạn nghe ca khúc Tiếng hát giữa rừng Pác-Bó để hiểu hơn về vẻ đẹp nơi núi rừng (Nguồn:Internet)

Đâu chỉ Tố Hữu nhớ đến kỷ ức những năm tháng cách mạng, nhà văn Đặng Văn Cáp cũng lưu lại những tháng ngày được dõi theo hành trình của Người trong những tháng ngày hoạt động ở Việt Bắc.

Hang Pác Bó âm u, ẩm thấp, nhưng địa hình chung quanh thật hùng vĩ, lại có những nét rất nên thơ. Nhìn những ngọn núi chót vót xanh rì với những dây leo trên những cành cây cổ thụ rủ xuống dòng suối nước trong xanh, rì rào chảy, Bác liền tức cảnh một bài, bài đó ngày nay chúng ta đều biết cả…

Thiên nhiên nơi Hang Pác Bó hiện ra, tưởng chừng cảnh u ám sẽ bao trùm toàn bộ nơi đây nhưng ở đâu đó vẫn toát lên cảnh đẹp thật nên thơ. Đó là suối Lê-nin với dòng nước trong xanh chảy từ nơi đầu nguồn in bóng những ngọn núi, dây leo…chờm xuống mặt nước tạo nên vẻ đẹp rực xanh giữa đất trời Pác Bó. Quả là một vẻ đẹp hiếm nơi nào có thể có được!

Yen-van-suoi-le-nin

Hang Pác Bó Bác với vẻ đẹp xanh mướt (Ảnh:Internet)

Một tâm hồn nhạy cảm trước bỗng dưng… “tức cảnh sinh tình” trước vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng của con suối tại Pác Bó:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Thời gian sống và làm việc tại hang Pác Bó, dẫu phiến đá ở bờ suối nhấp nhô, dù cho cuộc sống còn vô vàn gian khổ, nhưng Người vẫn ung dung, vẫn luôn sáng ngời tinh thần cách mạng cùng tâm hồn sẵn sàng hòa mình vào thiên nhiên… Người thích nghi với nhịp sống, làm chủ thời gian và không gian, hòa theo nhịp điệu của con suối và tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên trong sự yên bình, êm ả nơi đây.

Yen-van-suoi-le-nin

Hang Pác Bó nơi Bác từng sinh sống (Ảnh: Internet)

Một dòng suối lịch sử gắn bó bên cuộc đời của Bác, của những người lính năm xưa, mọi vẻ đẹp và ký ức đã được dòng thời gian lưu trên trang sách. Yên Văn hy vọng rằng, chúng ta hãy tiếp tục trân trọng, nâng niu và yêu thêm vẻ đẹp của suối Lê-nin trong văn học. Đừng ngần ngại chia sẻ với Yên Văn về con suối Lê-nin ở trong tác phẩm văn học. Bình luận bên dưới để Yên Văn biết với nhé!

Khám phá Khu di tích Pác Bó cùng Yên Văn để nhớ về nơi đây (Nguồn:Internet)

Đội ngũ Yên Văn

thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

2 Comments

  • Xin được chia sẻ với mọi người bốn câu thơ trong bài “Đi giữa mùa xuân” của Chế Lan Viên ạ <3
    "Hang Pác Bó, đấy là căn cứ đầu tiên của Nước
    Bác rất ung dung bên tượng Mác cười
    Bàn đá bên hang, Bác ngồi dịch sử
    Suối Lê-nin reo vào giữa thơ Người"

  • Quê ngoại của em ở Cao Bằng. Ngày bé em thường hay cùng bà ra suối Lê-nin. Bài này của Yên Văn đã gợi lại cho em rất nhiều kỷ niệm xưa đấy ạ. Cuối tuần về quê, em sẽ ghé thăm suối nữa ạ ????

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *