Bánh chưng không phải là món ăn đơn thuần mà còn ẩn chứa trong đó cả hồn vị Tết, tượng trưng cho văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong những ngày cận Tết, con cháu lại háo hức trở về với ông bà, cùng trông nồi bánh chưng bên bếp lửa hồng ấm áp. Khi ấy, những tháng năm bên cạnh ông bà với những mảnh ký ức thời thơ ấu chợt ùa về mãnh liệt. Bỗng dưng, ta chợt nhớ mấy câu thơ trong bài “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt:
Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...Bếp lửa - Bằng Việt
Căn bếp tuổi thơ gắn liền với ông bà, với sự ấm áp từ ngọn lửa của tình cảm gia đình. Ngày Tết, ông dọn dẹp khu vườn nhỏ, bà cùng đàn cháu ngồi trông nồi bánh chưng, mấy đứa trẻ tranh nhau ngồi hơ tay, không quên lùi củ khoai hoặc bắp ngô dưới lớp than hồng rực cháy. Khi bếp lửa đỏ rực ấy được nhóm lên, cả bầu trời kí ức bỗng ùa về mãnh liệt. Mùi khói bếp đưa ta về những ngày thơ ấu khi chưa có bếp ga nồi điện, khi ông bà còn khỏe mạnh.

Hạnh phúc nhất là khi được quây quần bên bếp lửa hồng, trông nồi bánh chưng xanh cùng ông bà (Ảnh: Internet)
Thuở xưa ấy, bếp củi thường dùng để nấu nướng hay sưởi ấm trong những ngày đông buốt giá. Theo thời gian, bếp củi ấm cúng đã in sâu vào trong tiềm thức, trở thành nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Để rồi cứ đến 27, 28 Tết hàng năm, bếp củi thân thương ấy lại tụ họp đầy đủ các thành viên cùng trông nồi bánh chưng bên bếp lửa đỏ rực, kể chuyện cho nhau nghe về năm cũ, cùng cười nói râm ran trong không khí thật bình yên, ấm áp. Khói bếp nghi ngút của bếp lan tỏa sức sống ngày Tết, lan toả không khí bình yên của “Tết đoàn viên”. Bếp củi của ông bà đã sum họp các thành viên trong gia đình đơn giản như vậy đấy!
Tình thương dạt dào của Bằng Việt với ông bà bên bếp lửa đã khơi gợi cảm hứng để cho ra đời thiệp “Bếp lửa” của Yên Văn. Nhà thơ Bằng Việt khi ở phương xa, dù có gặp muôn ngàn ánh lửa nhưng vẫn thể nào quên nhớ thương bếp lửa của bà. Ngọn lửa bập bùng mà khiến ông suy nghĩ nhiều lắm. Nhìn bếp lửa nhớ đến bà, nhớ đến tuổi thơ với những ngày nhọc nhằn, vất vả. Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm nồng ấm, sự săn sóc yêu thương của bà dành cho cháu.

Chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt khi học năm thứ hai tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (Ảnh: Internet)
Tết này, Yên Văn xin mượn “Bếp lửa” của Bằng Việt để nhớ đến ông bà thân yêu, nhìn bếp lửa bập bùng của nồi bánh chưng để hiện dần những ký ức xa xăm. Những tháng ngày được ở cạnh ông bà nhóm bếp lửa ấy là quãng thời gian đẹp nhất của cháu. Tết này, cháu về với ông bà, cùng trông nồi bánh chưng bên ngọn lửa thân thương của ông bà nhé!

Thiệp “Bếp lửa” và kỷ niệm nấu bánh chưng cùng ông bà – Yên Văn
Bạn đang ngỏ ý muốn bày tỏ tình cảm của mình với ông bà nhưng không biết làm như thế nào? Hãy để Yên Văn đồng hành cùng bạn gửi đi thông điệp chân thành qua tấm thiệp “Bếp lửa” để trao “yêu thương” đến ông bà của mình. Liên hệ để sở hữu tấm thiệp ý nghĩa của Yên Văn ngay thôi nào!
Đội ngũ Yên Văn