Yen-van-thiep-ong-do

Thiệp “Ông đồ” cùng bí ẩn sau văn hóa xin chữ ngày Tết

359 Views - (988 chữ, 3 phút, 17 giây đọc)

Theo văn hóa của người Việt Nam, ngày đầu năm mới luôn gắn liền với một số phong tục truyền thống đầy ý nghĩa. “Xin chữ” chính là một trong số những hoạt động đó. Tục xin chữ đã có từ thời xa xưa và tồn tại đến tận hôm nay. Bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên có lẽ là tác phẩm tái hiện rõ nhất về nét đẹp văn hóa này. Đây cũng là nguồn cảm hứng ra đời tấm thiệp “Ông đồ” của Yên Văn.

Liệu bạn có còn nhớ những câu thơ kinh điển phía dưới?

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Cùng với những túi muối được bán trước cổng chùa, hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới. Xuân về, đâu đâu cũng thấy ông đồ già ngồi phác những nét chữ trên nền giấy đỏ thắm. Đứng ở bên cạnh là những gương mặt háo hức, ánh mắt nhìn theo đôi tay của ông đồ. Phải tận mắt chứng kiến, ta mới thấy tò mò về tục xin chữ của người Việt. 

Yen-van-thiep-ong-do

Hình ảnh Ông đồ cùng nét chữ mang đậm nét đẹp văn hóa Việt thời xa xưa (Ảnh: Internet)

Phong tục xin chữ bắt nguồn từ nét đẹp văn hóa truyền thống hiếu học của người Việt ta, xin chữ đầu năm hay cũng chính là xin an lành, may mắn. Mỗi nét chữ được phác trên giấy gửi gắm ước nguyện của người xin chữ. Xin chữ “Phúc – Lộc – Bình an” cho gia đình, chữ “Tài” cho sự nghiệp, chữ “Đức” để tâm hồn luôn trong sáng, an nhiên… Người xưa thường nói “Nét chữ nết người vì để gò được nét chữ đẹp, người viết cũng phải rèn tâm và khổ luyện rất lâu. Thầy đồ – người thầy hiền tài, đức độ, học rộng tài cao cùng những con chữ như “rồng bay phượng múa” đã từng là hình ảnh quen thuộc trong suốt thời kỳ trung đại ở Việt Nam. 

Bài thơ Ông đồ được Vũ Đình Liên khắc khoải viết năm 1936 nhằm thể hiện sự tiếc thương trước nét đẹp văn hóa dần bị mai một. Sự tàn nhẫn của thời gian trong những tháng năm ấy đã làm vắng bóng đi nhân vật chính của Tết xưa và chỉ còn lại sự nuối tiếc văn hóa xin chữ ý nghĩa mỗi độ Tết đến, xuân về.

Yen-van-thiep-ong-do

Hãy giữ mãi nét đẹp văn xin chữ Tết Việt Nam (Ảnh: Internet)

Ông đồ xuất hiện với phong tục xin chữ đã tạo nên nét đẹp riêng biệt trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vì vậy, hãy để những nét đẹp xưa được sống mãi để con cháu ta cùng nhau giữ gìn và lưu giữ giá trị văn hóa của dân tộc. Hãy để hình bóng ông đồ in sâu trong tâm trí mỗi khi nhắc đến Tết Việt, để chỉ cần ghé thăm những con phố, dạo chơi trên các khắp mọi miền quê hương đất nước là chúng ta có thể bắt gặp trong những ngày ngập tràn sắc xuân của đất nước Việt Nam. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng cho ra đời thiệp “Ông đồ” của Yên Văn. 

Yen-van-thiep-ong-do

Thiệp “Ông đồ” và câu chuyện xin chữ ngày Tết – Yên Văn

Tết này bạn đã ước nguyện một năm bình an may mắn cho gia đình của mình chưa? Hãy liên hệ với Yên Văn để sở hữu tấm thiệp và trao tặng may mắn đến người thân của mình nhé!

Đội ngũ Yên Văn

thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *