Vẻ đẹp vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong văn học Việt Nam.

237 Views - (1836 chữ, 6 phút, 7 giây đọc)

Trong suốt chiều dài lịch sử văn học Việt, thiên nhiên luôn là điểm hẹn tâm hồn chung của giới văn nghệ sĩ. Dưới góc nhìn tinh tế và sâu sắc, những vùng miền dù khô cằn đến đâu cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho các nhà văn, nhà thơ. Giữa vô vàn các mảnh đất ấy, ta bắt gặp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với một vẻ đẹp đặc trưng, không thể nhầm lẫn.

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đất ven biển phía Nam thuộc Trung Bộ Việt Nam, gồm 8 tỉnh thành kéo dài từ Đà Nẵng tới Bình Thuận. Vùng có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, là cửa ngõ giao thương, nối liền nhiều đường hàng hải quốc tế. Nơi đây cũng nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh cùng đường bờ biển trải dài và nhiều vịnh đảo, bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang… 

Dải đất này – tự thân nó đã mang một vẻ đẹp nên thơ. Nhưng khi xuất hiện dưới lăng kính của người nghệ sĩ, cảnh quan thiên nhiên không chỉ đẹp đẽ và kỳ vĩ mà còn mang nhiều tầng ý nghĩa. Nhắc đến văn chương về duyên hải Nam Trung Bộ, ta nhớ đến vẻ đẹp tươi mới của thành phố Đà Nẵng trong những dòng thơ Xuân Quỳnh, hay nét trầm mặc, uy nghiêm ở trang văn của Lam Linh. Ngoài ra, ta còn thấy được số phận người lao động vùng biển mà Nguyễn Minh Châu tái hiện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Vì thế, độc giả dễ dàng hình dung ra vùng đất Duyên hải với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hình ảnh con người chịu thương, chịu khó.

Dưới đây là những đoạn văn, thơ mà Yên Văn sưu tầm được để bạn thấy rõ hơn vẻ đẹp đặc trưng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong văn học Việt. Đặc biệt, ở những trích dẫn sẽ có vài từ ngữ được in đậm, bạn hãy để ý và đoán xem vì sao Yên Văn lại làm vậy nhé!

Anh nói về một thành phố biển khơi
Mưa tháng giêng rập rờn chim én
Vịnh biển lặng như tấm gương xanh biếc
Ngũ Hành Sơn cẩm thạch đá hoa vân
Cánh phượng bay trên cát trắng Cửa Hàn
Núi Sơn Trà sóng vỗ vào bán đảo…

Bằng 6 câu thơ, Xuân Quỳnh cung cấp cho bạn đọc thông tin về những thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng. Mỗi địa điểm được miêu tả qua các nét đẹp riêng: vịnh biển tĩnh lặng, trong trẻo như “tấm gương xanh biếc”, dãy núi Ngũ Hành với hoa vân đá cẩm thạch tinh xảo hay Cửa Hàn cùng những cánh phượng chao liệng trên bãi cát trắng,… Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong cảnh sống động cho thành phố biển Đà Nẵng.

Yen-van-duyen-hai-nam-trung-bo

Biển Mỹ Khê, Đà Nẵng thu hút với vẻ đẹp riêng biệt (Ảnh:Internet)

Khác với vẻ tươi mới của thiên nhiên Đà Nẵng, Quảng Nam hiện lên với nét “trầm mặc, cổ kính” ở những dòng văn trong “Nghìn năm tháp Khương Mỹ” của Lam Linh:

Mưa đã dứt. Bước qua những thân cỏ rậm rạpướt đẫm nước mưa, tôi ghé thăm những ngọn tháp đang lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nếu như trong mưa, những tháp cổ toát lên một vẻ đẹp trầm mặc, suy tư, u buồn thì trong nắng, vẻ đẹp của tháp được phô diễn bởi màu gạch nung óng ả nổi bật giữa trời xanh. Hơn một ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngọn tháp trở nên trầm tư, lặng lẽ, uy nghiêm.

Đoạn trích đã miêu tả tháp Khương Mỹ trong cơn mưa và khi trời nắng. Hai trạng thái đối lập đó đã mang đến cho tháp cổ vẻ “lặng lẽ, uy nghiêm” rất độc đáo. Dưới mưa, tháp Khương Mỹ được dịp phô bày nét “trầm mặc, suy tư, u buồn”. Và khi ánh nắng đến trên bầu trời Quảng Nam, nó lại được tô điểm bởi “màu gạch nung óng ả”

Yen-van-duyen-hai-nam-trung-bo

Tháp Khương Mỹ, Quảng Nam (Ảnh:Internet)

Trên dải đất Duyên hải Nam Trung Bộ, ta cũng thấy được số phận người lao động miền biển trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu: 

Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm…

Đằng sau bức ảnh nghệ thuật ghi lại “cảnh đẹp trời ban” là số phận éo le của người lao động vùng biển. Người đàn bà trong trí nhớ của Phùng hiện lên với nét đẹp chân thực đến thô kệch, dáng vẻ nhọc nhằn, khốn khổ đang lê lết từng bước chân nặng nề trên bãi biển. Đây cũng là đại diện cho số phận người dân Việt Nam sau chiến tranh. Hơn ai hết, nghệ sĩ Phùng hay chính Nguyễn Minh Châu hiểu rõ và luôn trăn trở về vấn đề này.  

Tìm hiểu thêm về văn hóa và ẩm thực vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Nguồn:Internet)

Như đã đề cập từ trước, trong các trích dẫn, Yên Văn sẽ in đậm một vài từ ngữ. Bạn đã đoán ra được mục đích của việc làm đó chưa? Đây chính là những từ ngữ mà Yên Văn đề xuất cho các bạn để bổ sung vào bộ từ vựng Tiếng Việt khi viết về thiên nhiên đó. Ngoài ra, muốn viết tốt, chúng ta cần rèn luyện thói quen đọc chất lượng và tập trung phân tích cách dùng từ của tác giả. Hy vọng những trích dẫn trên sẽ có ích với bạn trong quá trình cải thiện kỹ năng viết.

Với cảnh quan thiên nhiên phong phú, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho văn học Việt Nam. Chính những dòng thơ, văn ấy đã nuôi dưỡng tình yêu và sự tự hào về mảnh đất quê hương trong mỗi con người. Ngoài những trích dẫn mà Yên Văn tìm thấy về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, bạn còn sưu tầm được tác phẩm đắt giá nào không? Hãy chia sẻ với Yên Văn ở phần bình luận nhé!

Đội ngũ Yên Văn

thiệp văn học

Bộ sưu tập mới nhất

Bộ sưu tập Đồng Hành

BST "Đồng Hành" với 8 tấm thiệp từ 8 trích dẫn đắt giá sẽ giúp bạn "mượn thơ tỏ lòng". Đó là những câu chúc mừng sinh nhật, mừng thành công; những lời tri ân, an ủi; những lời yêu thương ngọt ngào hay lời nhắn trước khi chia xa...

Học liệu tinh gọn

Từ những nhân vật văn học và câu chuyện thú vị, học liệu của Yên Văn sẽ cùng bạn rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và thực tiễn cuộc sống, đồng thời cải thiện kỹ năng viết thật hiệu quả!

Thư viện số

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Hoạt động xã hội

Chuỗi bài hướng dẫn học tập cùng Yên Văn sẽ giúp các bạn tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Kết nối với Yên Văn

Hãy chia sẻ một đoạn thơ/trích dẫn đắt giá trong văn học với Yên Văn nhé!

1 Comments

  • Những từ in đậm là những tính từ miêu tả đặc điểm của cảnh đúng không ạ ^^

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *