Chúng ta đã từng nghe những câu chuyện khốn khổ do thiếu thốn tự thời “ngày xửa ngày xưa”. Còn ngày nay, một bộ phận gen Z lại đang kiệt sức vì… dư thừa. Sự thừa thãi xuất hiện trong nhiều việc, dễ thấy nhất là khi học môn Văn. Thanh niên chìm nghỉm giữa biển thông tin, bẹp dí dưới núi tài liệu mà không tìm ra lối thoát cho môn học.
Học Văn nhồi nhét vốn đã là chuyện xưa cũ, thế hệ XY có lẽ chẳng còn xa lạ. Có tiết học Văn sôi nổi đầy cảm hứng, cũng có tiết chỉ đọc và chép đến… hết giờ. Hình ảnh nhiều bạn ôm tuyển tập 50 bộ đề hoặc thủ sẵn cuốn 199 bài văn mẫu để học tủ mỗi mùa thi đến đã trở thành một hình ảnh quen thuộc. Trước những hình ảnh đấy, các bạn đã từng phản ứng ra sao? Hoặc là bạn cũng thấy mình trong đó, hoặc bạn làm ngơ vì bản thân đã hiểu bài cặn kẽ rồi! Người ta chép văn thì là việc của… người ta!
Thế nhưng dần dà, làm ngơ cho đọc-chép văn mẫu và học nhồi nhét cũng là một cái tội. Các bạn trẻ ngày càng lúng túng trước những vấn đề trong cuộc sống, càng thiếu khả năng xử lý cảm xúc của mình. Yên Văn không muốn mặc kệ nữa! Bởi “các bạn” là Gen Z với tư chất vượt trội, thông minh và nhạy bén hơn. Các bạn cũng lớn lên trong một thế giới phức tạp hơn. Việc nhồi nhét kiến thức theo khuôn mẫu vừa làm thui chột tài năng, vừa tạo ra lối sống phụ thuộc và bị động. Vậy nên đổi mới giáo dục là giải pháp tối ưu để chấm dứt tình trạng này.
“Đổi mới” và “cải cách” tưởng như to tát và xa xôi, nhưng thực ra sự thay đổi xuất hiện ở ngay trong mỗi ngày các bạn đến trường. Ở đó, thay vì học nhồi nhét, đợi thầy cô đọc-chép, các bạn hãy:
- Học lý thuyết hàn lâm, những thứ khô khan nhưng cực kỳ quan trọng. Nếu học Văn, lý thuyết về từ vựng, ngữ pháp và cú pháp tiếng Việt chính là gốc rễ của văn hay chữ tốt.
- Học cách ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn tùy theo điều kiện và yêu cầu. Vì sao học tiếng Việt 5 năm nhưng lên cấp II không viết được một đoạn văn mạch lạc? Đó là vấn đề về khả năng vận dụng.
- Học cách tích hợp kiến thức liên môn vì tất cả lĩnh vực đều liên quan đến nhau trong cuộc sống. Người học rộng hiểu sâu, biết tư duy hệ thống sẽ ứng phó linh hoạt với sự thay đổi!
Học lý thuyết và cách ứng dụng lý thuyết để học văn và viết văn hiệu quả
Nếu bạn hỏi Yên Văn “Gen Z có sướng không?”, đáp án là có. Với thang đo là bữa cơm, chiếc giường và điều kiện học tập thì các bạn đủ đầy hơn thế hệ trước. Nhưng Gen Z có khổ không? Cũng có, thậm chí là rất khổ. Tương lai bất định, hiện tại chỉ thấy sự thừa mứa và rập khuôn. Ngay cả môn Văn, nhiều khi cũng “nhồi nhét cho đầy” thay vì “gợi mở cho thông suốt”.
Nếu bạn đủ kiên nhẫn đọc tới đây, Yên Văn xin tặng bạn chữ LEAN – chỉ quá trình loại bỏ sự lãng phí & dư thừa để tìm về cốt lõi. Và bạn có thể tìm hiểu HỌC LIỆU TINH GỌN của Yên Văn để đồng hành cùng bạn!
Sau 8 tháng làm việc, Yên Văn đã hoàn thành ấn phẩm với 80 trang nội dung. Dự kiến pre-order ngày 1/10 và sẽ có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ độc giả thay đổi phương pháp học. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn! Hãy theo dõi và chờ đón chúng mình nhé!
Đội ngũ Yên Văn